Bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt (Bệnh bại huyết)

1. NGUYÊN NHÂN VÀ DỊCH TỄ
– Bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt hay còn gọi là bệnh Bại Huyết là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não, gây đến suy gan, suy thận, suy nội tạng, dẫn đến chết nhanh.
– Bệnh do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Đây là một vi khuẩn G (-), ở trong nền chuồng và môi trường nước vi khuẩn có thể sống đến 13-27 ngày.
– Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 Serotype khác nhau và không có bảo vệ chéo.
– Loài mắc bệnh: Vịt và ngỗng rất nhạnh cảm với bệnh, các loài khác như ngan, gà tây, chim cút, thiên nga… cũng có thể bị bệnh này.
– Bệnh thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt, thay đổi bất thường….
– Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1-8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Tỷ lệ chết khoảng 75%.

2. TRIỆU CHỨNG
Thể cấp tính: Vịt chết đột ngột chưa kịp biểu hiện triệu chứng, thông thường tỷ lệ chết từ 5-10% nhưng có trường hợp tăng lên 50-100% nếu giai đoạn mắc bệnh bại huyết có kết hợp với bệnh khác.
Thể mãn tính: Thường có một số con chết đột ngột, vịt có triệu chứng sau;
+ Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy nặng, phân xanh xám
+ Dấu hiệu hô hấp: Vịt sốt cao, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, vịt vươn cổ lên để thở.
+ Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu, cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run, khi đi đầu lắc lư, chân khập khiễng, đi thành vòng, đi lết trên chân kéo lê về phía sau thân.
+ Dấu hiệu vận động: Viêm khớp, đi lại khó khăn. Vịt thường nằm bệt và duỗi chân sau, lông xơ xác và vấy bẩn, lông rụng thành mảng.
– Nếu bị kích động vịt chạy loạng choạng, ngã nhào, nằm ngửa đầu ngoẹo cổ về phía sau, chân đạp trên không, hoặc bơi thành vòng tròn trên mặt nước.
+ Dấu hiệu sinh dục: Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng.
3. BỆNH TÍCH

Một số hình ảnh bệnh tích khi vịt mắc bệnh nhiễm trùng huyết

– Màng tim bị viêm có dịch vàng, bao tim viêm có sợi tơ huyết, màng bao tim màu trắng đục, có dịch thẩm xuất màu vàng.
– Gan sưng to, bề mặt gan xuất huyết hoại tử lấm tấm và phủ một lớp màu trắng đục, gan không bám dính vào các cơ quan khác.
– Túi khí viêm dày lên, đặc, chắc, dai và có màu hơi đục, nhất là các túi khí ở các vị trí gần phổi.
– Phổi sung huyết và viêm xoang.
– Lách phì đại, có dạng dài ra, hơi mất màu hoặc có dạng mặt đá hoa.
– Thận tích urat.
– Não phù thũng, viêm màng não có sợi tơ huyết với các khối tụ máu.
– Vịt đẻ buồng trứng bị vỡ và teo nhỏ lại, viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng.
4. GIẢI PHÒNG BỆNH VÀ XỬ LÝ KHI BỊ BỆNH
4.1. GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng.
– Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột. chim trời… vào khu vực chăn nuôi.
– Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi, tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh.
– Đảm bảo về mật độ chăn nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
– Sát trùng định kỳ bằng IODINE 10% liều 1ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

Bước 2: Kiểm soát phòng bệnh bằng kháng sinh.
– Tiêm phòng Vaccine bại huyết lúc vịt 21 ngày tuổi, nhắc lại sau 2 tuần.
– Dùng AMOXCOLI 64% GOLD liều 1g/40-50kg TT/ngày. Hoặc SULFAMONO SILVER liều 1g/10kg TT/ngày. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 3 ngày.

                                 

Bước 3: Tăng sức đề kháng
CANXI KHOÁNG PREMIX: Kích thích tạo khung xương, chống mổ cắn, mềm xương và tăng tỷ lệ đồng đều, trộn đều vào cám 1g /6-8kg thức ăn.
AMINO GINSENG : Kích thích tăng trọng, vỗ béo nhanh, rút ngắn thời gian nuôi và nặng cân khi xuất bán trộn 1kg/300-500 kg thức ăn.
GIẢI ĐỘC CẤP: Giải độc, tăng cường chức năng gan-thận và giải độc trộn 100g/80-100kg thức ăn.
MEN SỐNG SIÊU TĂNG TRƯỞNG: Kích thích tiêu hoá, tăng cường chuyển hóa, giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 100g/50kg thức ăn.
4.2. XỬ LÝ KHI VẬT NUÔI MẮC BỆNH
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng.
– Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi vào chuồng nuôi.
– Sát trùng IODINE 10% liều 3-5ml/1lít nước, phun liên tục 2-3 lần/tuần.
Bước 2: Dùng kháng sinh điều trị.
* Bệnh nhẹ: Dùng 3-5 ngày liên tục.

– Sáng: Dùng AMOXCOLI 64 GOLD kết hợp với AMIN LYTE VIT KC.
– Chiều: Dùng SULFAMONO SIVER kết hợp với PARA- C.

* Bệnh nặng có thể sử dụng 1 trong các phác đồ sau:
+ PHÁC ĐỒ 1: Dùng CEF- GEN liều: 1ml/6-8kg TT/ngày, hết hợp với: LINCOSPEC LA liều: 1ml/5kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.

Sản phẩm CEF – GEN kết hợp LINSPEC LA

– Trường hợp nếu vật nuôi còn nhỏ có thể pha thêm dung dịch kháng sinh đã pha với GLUCO K C THẢO DƯỢC hoặc AMIN GOLD giúp dễ chia liều tiêm đồng thời hạ sốt nhanh, tăng sức đề kháng, tối ưu kháng sinh điều trị.
+ PHÁC ĐỒ 2: Dùng CEF 10 LA ( CẶP KHÁNG SINH NGAN VỊT) liều 1ml/ 4-6kg TT/ ngày, tiêm 1-2 mũi.

Sản phẩm CEF 10 LA – Kháng sinh gà vịt ngan

+ PHÁC ĐỒ 3: Dùng AMINCOC liều 1ml/10 kg TT/ngày, kết hợp với GLUCO KC THẢO DƯỢC liều 1ml/ 6 kg TT/ ngày, tiêm liên tục 1-2 mũi.

Sản phẩm AMINCOC kết hợp GLUCO K C – TD

Bước 3: Tăng sức đề kháng.
– GIẢI ĐỘC GAN- THẬN CẤP: Bằng GIẢI ĐỘC CẤP pha 1g/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn
– BETA GLUCAN C: Kích thích miễn dịch sớm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị, pha 1g/1-2 lít nước uống.
– MEN SỐNG SIÊU TĂNG TRƯỞNG: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn.

Hình ảnh một số sản phẩm thuốc bổ hỗ trợ điều trị bệnh

Aminvet

BS. Lưu Đình Tiến

Tin Liên Quan