BỆNH KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở GÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên nhân:

Do 29 loài Leucocybenzoon spp ở gia cầm và chim hoang, chim nuôi, chim cút, trong đó có 4 loài là Leucocbezoon Calleryi, Lsamthi và 2 loài nhiều nhất ở Việt Nam: L.Sabresi, L.simondi.

2. Triệu chứng

* Thể cấp tính:
– Bệnh thường gặp ở gà trên 35 ngày tuổi vào mùa mưa. Thời gian ủ bệnh từ 7-12 ngày.

– Gà thường kém ăn, bỏ ăn, ủ rủ sốt cao, mào tích nhợt nhạt, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy kéo dài, phân có màu lá cây xanh lét (đặc điểm này thường ít gặp ở các bệnh khác trên gà). Số lượng mắc bệnh trong đàn tăng đều. Đến ngày thứ 13-14, một số con chết thường vào ban đêm, có biểu hiện ộc máu ở miệng, mũi, mào, tích thâm đen, nằm thông cổ, về sau chết bất cứ lúc nào không biết, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây thẫm

* Thể mạn tính:

Bệnh thường gặp ở gà trưởng thành, gà mái đẻ. Sau quá trình mắc bệnh, từ thể cấp tính chuyển sang thể mạn tính.

– Thể mạn tính thường chậm lớn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm, phân loãng có màu xanh, gà đẻ giảm hoặc giảm đẻ, một số con có biểu hiện liệt chân.

– Tỉ lệ chết khoảng 5-20%

Mào tích nhợt nhạt, mào tái, sau này tỷ lệ này tăng dần, gà sốt 

3. Bệnh tích

– Da ngực, chân, mào, tích vùng da mỏng vùng không lông, có nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu, các cơ quan nội tạng tụ huyết, lách sưng to gấp 2 bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Một số trường hợp thấy gan đen.

– Mổ khám máu loãng không đông

– Ruột chứa nhiều phân màu lá cây xanh lét

– Phổi ứ máu

Gan, cơ đùi gà xuất huyết

Máu loãng không đông hoặc khó đông

4. Phòng bệnh

– Vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kì, vắcxin phòng bệnh này chưa được áp dụng phổ biến và chi phí cao nên người ta ít dùng.

– Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung định kỳ các sản phẩm như: ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C, AMISOL THẢO DƯỢC, SUPER ZYME…

Sản phẩm nâng cao sức đề kháng

– Dùng các thuốc có thành phần Sulfadimethoxine, Toltrazuril, Sulfaquinoxaline phòng bệnh định kì mỗi tháng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng 2-3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

5. Trị bệnh

Bước 1: Nâng cao sức đề kháng, giải độc gan thận, hỗ trợ tiêu hóa bằng các sản phẩm như:  AMISOL THẢO DƯỢC, SUPER ZYME, GIẢI ĐỘC GAN, ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C…

Bước 2: Dùng sản phẩm SULFAMONO SILVER với liều 1g thuốc dùng cho 15 kg TT/ngày. Dùng liên tục 5 ngày.

Chú ý: Dừng thuốc trước khi giết thịt gia cầm 12 ngày!

Sản phẩm Sulfamono Silver điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà

T.T/Aminvet

Tin Liên Quan